Chọc hút dịch khớp gối, những điều bạn nên biết

Chọc hút dịch khớp gối là một trong những thủ thuật cơ bản giúp chẩn đoán các bệnh lý xảy ra ở khớp gối trong đó phải kể tới như: viêm khớp đầu gối, tràn máu ổ khớp gối hay là tràn dịch khớp gối. Việc tìm hiểu về kỹ thuật trước khi chọc hút dịch khớp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chọc hút dịch khớp đúng đắn và từ đó giúp ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra.

Vị trí chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật sử dụng kim nhỏ để chọc vào ổ khớp giúp hút bớt lượng dịch ở khớp gối bị dư thừa ra ngoài. Mục đích của phương pháp này chính là giúp chẩn đoán các bệnh lý xảy ra ở khớp gối như: bệnh tràn dịch khớp gối, viêm khớp mủ ở đầu gối, hay là viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hoặc hơn nữa đó là tràn máu ổ khớp gối sau chấn thương,…

 

Vị trí chọc hút dịch khớp gối

 

Mặc dù là một thủ thuật nhỏ và được diễn ra khá đơn giản nhưng chúng cần phải được thực hiện ở các phòng tiểu phẫu ở các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, việc chọc hút dịch khớp gối cần phải được tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và các nguyên tắc vô trùng giúp đạt được hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh trong quá trình thực hiện.

Vị trí chọc dịch khớp gối sẽ nằm ở phía trước trong khớp gối, trên 1-2cm ở vị trí 1/2 hay 1/3 trong xương bánh chè. Hoặc cũng có thể chọc dịch ở phía bên ngoài khớp gối. 

Hướng dẫn chọc hút dịch khớp gối

Trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản cũng như có sự chuẩn bị kỹ càng và chi tiết để quá trình thực hiện được đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả nhất.

Khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

– Tiến hành trong phòng phẫu thuật được đảm bảo tiêu chuẩn.

– Được sự tự nguyện đồng ý tham gia của người bệnh.

– Dịch khớp hút ra cần được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng hoặc là trong vòng 24 tiếng nếu như được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 8 độ C.

Các bước cần được chuẩn bị thật chu đáo trước khi thực hiện:

– Đối với bác sĩ: rửa tay và sát trùng an toàn trước khi thực hiện. Trong quá trình thực hiện hút dịch cần phải đeo găng tay.

– Đối với bệnh nhân: tiến hành nằm ngửa và được sát trùng vị trí được chọc hút dịch bằng bông cồn y tế.

– Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi chọc hút dịch ở gối: bông cồn, kim vô trùng cỡ 18, 20, kim tiêm nhựa vô trùng khoảng 20ml – 50ml, banh vô trùng, ống nghiệm vô trùng, lam kính xét nghiệm, băng dính y tế, hộp chống choáng.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối

Quy trình thực hiện chọc hút dịch khớp gối được diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Sát trùng vùng đầu gối cần chọc hút dịch bằng bông gòn được tẩm cồn để khử trùng.

Bước 2: Xác định chính xác vị trí chọc hút dịch. Có thể sử dụng một trong hai vị trí nêu ở phần trên.

Bước 3: Tiêm thuốc gây mê hoặc thuốc tê vào khu vực vùng da dưới khớp gối.

Bước 4: Sử dụng ống bơm và kim tiêm vô trùng để chọc và từ từ hút dịch ở bên trong đầu gối.

Bước 5: Dán băng dính vô trùng vào vị trí vừa được chọc kim vào để tránh chảy máu và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Bước 6: Cố định lại khớp gối bằng băng.

 

Quy trình chọc hút dịch khớp gối

 

Xem thêm >>

Máy massage chân hồng ngoại
Máy massage cổ 3d xung điện

Sau khi hút dịch khớp gối

Sau khi chọc hút dịch khớp gối khoảng 1 – 2 giờ thuốc gây tê sẽ dần mất tác dụng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau ở khớp gối. Thông thường, thời gian đau sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày. Để có thể giảm được những triệu chứng đau này bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Cùng với việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân có thể kết hợp với một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả tại nhà như chườm lạnh hoặc là băng bó khớp gối… Đồng thời, bệnh nhân không được xoa bóp ở vị trí khớp gối và hạn chế vận động trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày.

 

Sau khi hút dịch khớp gối

 

 

Ngoài ra, sau khi chọc hút dịch khớp gối thì việc chăm sóc sức khỏe người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Do đó để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho sức khỏe thì người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

– Cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để giúp phục hồi nhanh chóng

– Cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh cử động nhiều đặc biệt tại vị trí khớp gối.

– Kê cao chân giúp ngừa tình trạng tràn dịch do chấn thương và ngăn chặn tình trạng phù nề.

– Hạn chế đi lại để tránh gây áp lực xuống khớp gối.

– Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Trên đây là toàn bộ những thông tin vô cùng quan trọng và hữu ích về vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối để các bạn có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị an toàn hiệu quả này, người bệnh có thể tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa được tư vấn và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp.

Mọi ý kiến hay nhận định xin gửi về Hasuta thông qua:

SDT: 0986000623

Email: support@hasuta.com.vn

Website: hasuta.com.vn